COP26: Phát triển hydro xanh và lộ trình dịch chuyển năng lượng của Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Sự tăng trưởng kinh tế đó diễn ra đồng thời với sự gia tăng nhu cầu năng lượng và đòi hỏi các giải pháp sáng tạo để bảo đảm an ninh năng lượng. Theo đó, phát triển hydrogen được xem là một trong những lựa chọn tối ưu bởi đây không chỉ là một giải pháp lưu trữ năng lượng hiệu quả mà còn giúp thúc đẩy sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời. Vậy định hướng phát triển nguồn năng lượng mới này của Việt Nam ra sao? Việt Nam cần phải làm gì để hiện thực hóa định hướng này?

Việc phát triển năng lượng hydro đã được Bộ Chính trị và Chính phủ chỉ đạo tại Nghị quyết số 55 ngày 11/02/2020 về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cụ thể là thực hiện nghiên cứu công nghệ, xây dựng một số đề án thử nghiệm sản xuất và khuyến khích sử dụng năng lượng hydro phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Theo quy hoạch năng lượng quốc gia, lộ trình phát triển năng lượng Hydrogen được chia làm 2 giai đoạn: Từ nay đến năm 2030 sẽ phát triển các dự án hydrogen quy mô nhỏ, khoảng 20 - 25 nghìn tấn; từ 2031 đến 2050 sẽ đẩy mạnh sản xuất hydrogen bằng công nghệ điện tái tạo và khí hóa than…

Điều đáng nói là trong chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia và Quy hoạch điện VIII, Việt Nam cũng đã có các quy định yêu cầu chuyển đổi năng lượng công bằng, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới, hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Đây là cơ pháp lý quan trọng và cơ bản để Việt Nam bắt tay vào phát triển hydro.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam