Focus: Phát triển nông nghiệp tuần hoàn

Trong bối cảnh hiện nay, phát triển kinh tế tuần hoàn là bước tiến quan trọng để phát triển bền vững. Đặc biệt là trong ngành nông nghiệp. Việc tuần hoàn, tái sử dụng chất thải dựa trên nguyên lý “phế phẩm của quy trình sản xuất này là đầu vào của quy trình sản xuất khác” và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo đã trở thành định hướng quan trọng để thúc đẩy nông nghiệp bền vững.

Xử lý chất thải là vấn đề vô cùng quan trọng trong lĩnh vực chăn nuôi nói riêng và với ngành nông nghiệp nói chung. Tại trang trại này, quy trình tuần hoàn khép kín từ chăn nuôi bò sữa, đến trồng trọt cây ăn quả và hoa màu được thực hiện nhiều năm nay.

Mô hình nuôi cá Chình thương phẩm của gia đình anh Quang tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam là mô hình điển hình thực hiện theo quy trình lọc nước tuần hoàn tại địa phương. So với nuôi cá trong ao hồ truyền thống, mô hình này hầu như không gây hại cho môi trường với hệ thống lọc nước khép kín, hoạt động tuần hoàn 24/24h.

Còn đây là mô hình sản xuất tuần hoàn trong trồng nấm ở Đà Nẵng. Mỗi tháng cơ sở này thải ra môi trường từ 7 đến 8 tấn phế phẩm từ hoạt động sản xuất nấm rơm công nghệ cao. Để số lượng phế phẩm này không ảnh hưởng đến môi trường, hợp tác xã đã lên phương án xử lý bằng quy trình sản xuất khép kín và tái chế, tận dụng phế phẩm làm phân bón hữu cơ.

Việc phát triển các giải pháp tuần hoàn tại các địa phương không chỉ giúp tận dụng tối đa nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, giúp giải quyết tốt bài toán ô nhiễm môi trường của ngành nông nghiệp mà còn giúp nâng cao giá trị kinh tế.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Kim Thoa -

Hiền Trang