Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về: Bất cập từ văn bản

Nạn nhân của tội phạm mua bán người là một trong những đối tượng yếu thế, có tính đặc thù do phải chịu những tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần sau một thời gian bị bóc lột, giam giữ, bị lạm dụng, tra tấn đánh đập... Vì vậy, họ rất cần sự giúp đỡ, chia sẻ của cộng đồng một cách toàn diện, kịp thời để sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Tuy nhiên, trải qua 12 năm tính từ khi Luật phòng, chống mua bán người có hiệu lực, đến nay việc hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về vẫn gặp nhiều khó khăn, bất cập từ nhiều phía, trong đó có một phần không nhỏ đến từ chính hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. 

Ngày lại ngày, hai bà cháu có khoảng cách 4 thế hệ vẫn nương tựa nhau sống trong căn chòi nhỏ.

Mẹ của em là nạn nhân bị mua bán thông qua hình thức môi giới hôn nhân trái phép. Sau một lần lỡ dở và mang em trở về, vì nhiều lý do, người mẹ lại dứt áo ra đi và tiếp tục bước vào con đường cũ.

Gặp khó khăn trong việc tái hoà nhập cộng đồng, khó tìm việc làm có thu nhập tốt để ổn định cuộc sống… là những thực trạng có thật mà các nạn nhân đang phải đối mặt. Việc thiếu chính sách về nơi ở, hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe ngay tại cộng đồng; thiếu quá trình đánh giá mức độ an toàn (như sự kỳ thị, sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương) khiến nhiều phụ nữ, trẻ em là nạn nhân của các đường dây mua bán người một lần nữa lại phải bỏ đi nơi khác sinh sống và đối mặt với nguy cơ bị tái mua bán.

Thực hiện Thông tư 84 là cơ sở trên Nghị định 09. Mà Nghị định 09 thì ra đời từ 2013. Nghị định 09 hiện nay hỗ trợ nạn nhân phải là hộ nghèo. Cái văn bản này nó ra đời từ khi mà cái hộ nghèo Bạc Liêu còn 22%, nhưng hiện nay chỉ còn có 3 chấm, 4 chấm thôi. Như vậy thì cái hộ nghèo ko còn nữa. Bởi vì chúng ta bây giờ đa phần là NTM hết rồi. Chính vì vậy mà nạn nhân bị mua bán trở về họ ko được nhận các cái nguồn hỗ trợ đó. Đâu phải hỗ trợ kinh phí ko đâu. Hỗ trợ tâm lý. Hỗ trợ pháp lý để tư vấn cho họ. Để họ thấy cuộc sống của họ còn có ý nghĩa. Chính quyền địa phương còn quan tâm. Đảng, Nhà nước vẫn luôn quan tâm tới họ.

Pháp luật hiện hành cũng quy định hỗ trợ về mặt vay vốn nhằm tạo điều kiện cho các nạn nhân có cuộc sống ổn định sau khi trở về. Tuy nhiên, điều kiện để được vay vốn lại rất ngặt nghèo. Ví dụ như nạn nhân phải có phương án kinh doanh rõ ràng, phải có tài sản bảo đảm... Những tiêu chí "trên trời" này đã và đang làm giới hạn hiệu quả thực tiễn, tính nhân đạo của Luật phòng, chống Mua bán người đối với các nạn nhân.

Ánh sáng đang nằm ở phía cuối con đường. Rồi đây, cô bé này sẽ sớm được hỗ trợ pháp lý, được làm giấy khai sinh và được đi học như ước vọng. Mỗi ngày đến trường của em sẽ không chỉ còn là niềm vui giả định mà hai bà cháu tự huyễn hoặc mỗi ngày. 

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Thu Dung -

Nguyễn Bình -

Ngọc Tuấn