Những đổi thay ở ấp Khmer nơi biên giới

Những năm qua, Tây Ninh đã triển khai nhiều chính sách đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn trong tất cả các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế và chăm sóc sức khoẻ, văn hoá, thể thao, nông nghiệp. Điều này có thể thấy rõ nhất ở ấp Tầm Phô, huyện Tân Châu giáp biên giới với Campuchia.

Nằm tiếp giáp với nước bạn Campuchia, Tầm Phô cũng là nơi sinh sống của hơn 200 hộ dân là đồng bào dân tộc Khmer. Hơn 10 năm trước, đời sống người dân ấp Tầm Phô rất khó khăn, thiếu thốn vật chất và cơ sở hạ tầng. Nhưng nay, cuộc sống mới của bà con đã thực sự thay da đổi thịt, kinh tế hộ gia đình càng ổn định, vững chắc.

Một trong những hộ gia đình Khmer vượt khó, vươn lên làm giàu bằng nông nghiệp là ông Van Na Nắc. Được hướng dẫn áp dụng khoa học, kỹ thuật vào trồng mía, đến nay, ông Van Na Nắc đã canh tác trên 12 hecta cây mía, thu nhập ổn định

 Còn đây là lớp học mùa hè, dạy tiếng Khmer của thầy Danh Con. Lớp của thầy luôn đầy ắp học sinh. Nhiều năm nay, nhờ lớp học của thầy, tất cả trẻ con ấp Tầm Phô lớn lên đều biết chữ Khmer, góp phần bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hoá độc đáo của dân tộc mình.

Con em đồng bào được đi học nhờ chính sách của Đảng, Nhà nước, đã dần trưởng thành và trở về, góp sức làm thay đổi diện mạo cho ấp Tầm Phô.

 Những nỗ lực của chính quyền khi triển khai các chính sách đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đã góp phần làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn trong tất cả các lĩnh vực, đã nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần xoá đói giảm nghèo.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam