Sửa luật: Cấp thiết nhưng không thể vội vàng

Mặc dù Luật Đất đai (sửa đổi) là bộ luật quan trọng được đặc biệt mong chờ tại kỳ họp thứ 6. Tuy nhiên, dự thảo luật đã không nhận được sự tán thành của 453/459 đại biểu. Cụ thể, ngày 22/11 vừa qua, 453 đại biểu đã nhấn nút chưa thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp này và chuyển sang kỳ họp gần nhất. Đây đã là kỳ thứ ba thảo luận, nhưng vẫn còn quá nhiều ý kiến khác nhau về dự thảo luật này.

Rõ ràng, việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) là đòi hỏi cấp thiết của thực tế. Nhưng cấp thiết không có nghĩa là vội vàng.

Tương tự như vậy, đối với dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Quốc hội cũng xem xét, chưa thông qua dự thảo luật này tại kỳ họp thứ 6 vì đây là dự án luật rất khó, phức tạp, có tính chất nhạy cảm.

Sửa Luật Các tổ chức tín dụng, điều được dư luận quan tâm nhất lúc này là có chấm dứt được những vụ việc như đại án Vạn Thịnh Phát - SCB vừa qua hay không?

Các đại biểu cho rằng, thao túng hoạt động ngân hàng, sở hữu chéo chính là một trong những cách quan trọng mà các đối tượng đã sử dụng để “phù phép” hợp thức hoá việc này,

Để ngăn chặn sở hữu chéo, dự thảo sửa đổi theo hướng siết chặt hơn giới hạn về cho vay và tỷ lệ sở hữu cổ phần. Cụ thể, tại tổ chức tín dụng, một cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ ( giữ nguyên như hiện nay). Cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 5% (hiện là 15%); cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 11% (hiện là 20%).

Tuy nhiên, việc sửa như vậy mới chỉ giải quyết được “phần ngọn” của tình trạng sở hữu chéo. 

Nhiều ý kiến cho rằng, sở hữu chéo được che giấu trong ma trận công ty con và hệ sinh thái chằng chịt. Các chủ nhà băng có thể phân thân cổ phần thành cả phả hệ. Dù chỉ nắm giữ 1-2% cổ phần, nhưng họ vẫn có thể chi phối nhà băng dễ như trở bàn tay. Để đối phó, cần nhiều hơn là những con số bất biến về tỷ lệ sở hữu.

Đại án SCB - Vạn Thịnh Phát là bài học đắt giá về tổ chức hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Để không còn tình trạng "con voi chui lọt lỗ kim", luật cần xây dựng được khuôn khổ pháp lý để xác định được cá nhân tổ chức là nào chủ sở hữu thực sự trong mỗi ngân hàng. Với vai trò như vậy, việc lùi thời gian thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được cho là cần thiết đối với nền tài chính quốc gia, an toàn hệ thống ngân hàng và hoạt động kinh tế - xã hội.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Thùy Trang -

Thanh Nga -

Sỹ Cường