Cần đưa yếu tố công nghệ vào Luật phòng, chống mua bán người

Mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em đang có chiều hướng gia tăng, gây bất an trong nhân dân. Để phòng ngừa tội phạm mua bán người, đại biểu tham dự hội thảo về “Tình hình thực hiện pháp luật về phòng chống mua bán người tại một số địa phương và định hướng sửa đổi Luật phòng chống mua bán người” đề nghị bổ sung yếu tố công nghệ, yếu tố đồng thuận,… vào Luật, làm cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống mua, bán người.

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa – Đoàn ĐBQH TPHCM, tội phạm mua bán người là có tổ chức, xuyên quốc gia. Đối tượng là phụ nữ, trẻ em và gia đình. Hiện các đối tượng này đang vận dụng công nghệ cao trong lừa đảo, dụ dỗ, nhất là sử dụng con người ảo để thực hiện hành vi. Điều này gây sự khó khăn trong công tác phát hiện, điều tra.

Đối với quy định của Bộ Luật hình sự về tội mua bán người và mua bán người dưới 16 tuổi, trong bối cảnh Luật mua bán người ban hành năm 2021, dẫn chiếu sang bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) thì đã khác biệt so với hiện nay. Đại biểu đề nghị, Luật phòng chống mua bán người (sửa đổi) cần phải thống nhất và phù hợp với hệ thống pháp luật.

Theo bà Vân Anh, Luật phòng, chống mua bán người phải được sửa đổi theo hướng đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật; tiêu chí xác định nạn nhân phải rõ ràng, cụ thể, minh bạch; chế độ chính sách đối với nạn nhân phải được thay đổi phù hợp để nạn nhân sớm hoà nhập cộng đồng.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Mỹ Tho -

Tăng Sắc