Đạt chuẩn nông thôn mới từ sự đồng thuận của người dân

Xác định rõ, chủ thể hưởng lợi từ Chương trình xây dựng nông thôn mới chính là người dân. Vì vậy, ngoài việc tuyên truyền để người dân cùng chung tay xây dựng hoàn thành các tiêu chí NTM, quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới được thực hiện thường xuyên, liên tục và rộng khắp. Đây cũng là giải pháp để người dân phát huy quyền và nghĩa vụ trong việc quyết định những vấn đề quan trọng tại địa phương. Và khi có sự đồng thuận của nhân dân, dù Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025 có khó khăn, chính quyền và nhân dân vẫn sẽ nỗ lực thay đổi diện mạo nông thôn.

Sinh ra và lớn lên ở xã nghèo thuộc tỉnh miền núi, ông Đông hiểu rõ vai trò quan trọng của những con đường như thế này. Không có đường giao thông, nhiều lúc gần như cách biệt với bên ngoài, nhất vào mùa mưa lũ. Chính vì vậy mà khi có chủ trương hiến đất làm đường, tất cả người dân trong thôn đồng lòng ủng hộ. Riêng gia đình ông Đông còn chặt 500 cây quế để hiến đất làm đường.

Năm 2021, xã Thái Niên về đích nông thôn mới. Nhưng theo bộ tiêu chí mới thì một số tiêu chí của xã đã lại chưa đạt chuẩn. Coi các tiêu chí được nâng cao là động lực, chính quyền xã đã tích cực tuyên truyền vận động nhân dân tiếp tục phấn đấu xây dựng và nhận được sự đồng thuận của người dân.

Còn tại xã Sơn Hải, để đáp ứng tiêu chí nông thôn mới nâng cao, tuyến đường liên thôn Chính Tiến đi Soi Chát phải mở rộng thêm 3 mét. Quá trình triển khai, nhiều đoạn đường lấn vào phần đất sản xuất của người dân. Cấp ủy, chính quyền xã đã tổ chức họp thôn, lấy ý kiến, trên cơ sở trao đổi thắng thắn, 60 hộ dân thôn Soi Chát đã tự nguyện hiến hàng trăm mét vuông đất làm đường.

Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, xã Sơn Hải thường xuyên lập các tổ công tác xuống thôn, bản để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Trong các buổi họp bàn trước dân, các vấn đề đều được công khai để người dân tham gia ý kiến từ khâu chuẩn bị dự án đến khi hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Bảo Thắng - huyện đầu tiên của tỉnh Lào Cai về đích nông thôn mới, tinh thần dân chủ phát huy hiệu quả đã giúp người dân nhận thức đầy đủ hơn về quyền lợi, nghĩa vụ của mình. Từ đầu năm 2022 đến nay, người dân đã hiến trên 120 nghìn mét vuông đất, trên 2.500 ngày công lao động để làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn.

Xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí mới còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các tỉnh miền núi. Bản chất không phải là gánh nặng cho các địa phương, nhưng có sự đồng thuận của người dân và chính quyền như ở huyện Bảo Thắng của tỉnh Lào Cai là mấu chốt.

Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết!