Nông nghiệp Việt Nam: Xây dựng Nông thôn mới - Thành tích cần đi cùng với chất lượng

Với gần 74% số xã đạt chuẩn nông thôn mới cho thấy nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong thay đổi diện mạo và kinh tế nông thôn. Nhiều địa phương đang tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Không phủ nhận những kết quả mà nông thôn mới đã mang lại cho nhiều vùng quê, nhưng cũng không thể không để cập tới những tồn tại trong quá trình triển khai. Nhiều vấn đề của chương trình đã được ĐBQH thẳng thắn chỉ ra tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá 15.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội thông qua chủ trương tại Nghị quyết số 25 ngày 28/7/2021, với tổng kinh phí tối thiểu là 196.332 tỷ đồng (trong đó, vốn ngân sách trung ương: 39.632 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương: 156.700 tỷ đồng). Ngoài chính sách chung, Chương trình còn có 06 chuyên đề trọng tâm và thực hiện trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố cả nước.

Tính đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (với tỉ lệ 73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 263/644 đơn vị cấp huyện (với tỉ lệ 40,8%) được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới; 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó, có 05 tỉnh hoàn thành chương trình nông thôn mới). Bình quân cả nước đạt 16,9 tiêu chí/xã; có 02 tiêu chí về Giáo dục và đào tạo và về Văn hóa đã vượt mục tiêu giai đoạn 2021-2025, 08 tiêu chí được đánh giá là gần đạt được mục tiêu.

Xuất phát từ Quyết định 861, các xã khu vực 3, 2 được phê duyệt nếu được công nhận đạt Nông thôn mới sẽ chuyển thành xã khu vực 1 và không được hưởng các chính sách như trước kia. Quy định này nghe thì rất hợp lý nhưng thực tế tại một số địa phương lại khác. Một số nơi chạy theo thành tích “nông thôn mới” trong khi chưa cải thiện được đời sống, người dân phải gánh hậu quả trực tiếp.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chương trình!

 

Hà Lan