Đối thoại văn hóa: Để danh hiệu là động lực cống hiến

Danh hiệu NSƯT, NSND là những danh hiệu cao quý mà Nhà nước trao tặng cho những người hoạt động biểu diễn nghệ thuật, là sự ghi nhận, nguồn cổ vũ, động viên tinh thần của Nhà nước đối với các văn nghệ sĩ. Mặt khác, những danh hiệu cao quý không chỉ là phần thưởng danh giá đối với cá nhân từng nghệ sĩ mà còn nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Cũng bởi vậy, trong nhiều năm qua, vấn đề xét tặng các danh hiệu này luôn nhận được sự quan tâm của giới chuyên môn và khán giả.

Thực tế, mỗi khi Bộ VHTT&DL công bố danh sách hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT đều trở thành tâm điểm bàn luận bởi năm nào cũng có những trường hợp gây tiếc nuối trong mỗi lần xét duyệt danh hiệu. Vậy sẽ cần có những giải pháp nào để việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT không bỏ sót những tài năng cũng như đảm bảo tính minh bạch, công bằng đối với các nghệ sĩ, từ đó là động lực để các nghệ sĩ chú tâm với nghề, có đủ điều kiện để phát huy sức sáng tạo, cống hiến phục vụ công chúng, phục vụ nhân dân?

Lịch sử phát triển của đất nước đã chứng minh văn hóa nghệ thuật có vai trò quan trọng trong xây dựng bồi đắp tâm hồn, nhân cách con người. Những người hoạt động văn hóa nghệ thuật vì thế có sức ảnh hưởng, tác động quan trọng trong đời sống cộng đồng. Danh hiệu NSND, NSƯT là những danh hiệu cao quý mà Nhà nước trao tặng những người hoạt động biểu diễn nghệ thuật nhằm tôn vinh cống hiến của các nghệ sĩ đối với sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật nước nhà.

Mới đây, Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đã vinh danh 389 nghệ sĩ, trong đó 125 Nghệ sĩ nhân dân và 264 Nghệ sĩ ưu tú có những đóng góp tích cực trên các lĩnh vực: Sân khấu, âm nhạc, điện ảnh, múa, phát thanh - truyền hình

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Linh chi