Tây Nguyên nỗ lực giảm nghèo bền vững

Theo chuẩn nghèo đa chiều mới, các tiêu chí xác định hộ nghèo về thu nhập và thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản được nâng lên so với giai đoạn trước. Cũng chính vì vậy mà công tác giảm nghèo sẽ khó khăn hơn. Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế địa phương; động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo phát huy nội lực, ý chí vươn lên là cách mà các tỉnh Tây Nguyên đang thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực.

Với những kiến thức được học từ lớp dạy nghề xây dựng do địa phương tổ chức, anh Y Kul cùng với một số học viên thuộc diện hộ nghèo khác đã liên kết thành lập hợp tác xây dựng, đứng ra nhận thầu các công trình dân dụng trên địa bàn. Chính quyền địa phương còn hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, nên công việc ngày càng thuận lợi, thu nhập tăng lên từ 2-3.000.000 đồng/ tháng.

Đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đang triển khai hơn 20 chương trình tín dụng chính sách cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn khu vực Tây Nguyên vay vốn, với tổng dư nợ đạt gần 27 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 10% so với năm 2022.

Giai đoạn 2021-2025, các tỉnh Tây Nguyên được Trung ương giao hơn 11.700 tỷ đồng để thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn lực này sẽ giúp Tây Nguyên tạo nên những chuyển biến tích cực.

Việc áp dụng các chính sách giảm nghèo phù hợp với nhu cầu thực tế của từng địa phương, đặc biệt vùng đồng bào thiểu số được các tỉnh Tây Nguyên quan tâm và triển khai đến từng đối tượng cụ thể, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.

Giai đoạn 2022-2025 áp dụng theo chuẩn nghèo đa chiều mới, cùng với hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ban ngành Trung ương, sự nỗ lực quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và ý chí nỗ lực của đồng bào các dân tộc, năm 2022, tỉ lệ hộ nghèo đa chiều vùng Tây Nguyên giảm từ 17,52% xuống còn 15,39%.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Djuang Niê -

Đức Hưng