Cần quy định một chương riêng để bảo vệ khách hàng trong quan hệ với các tổ chức tín dụng

Chiều 23/11, tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân - ĐBQH tỉnh Bình Dương cho rằng tại điều 10 dự thảo luật chưa chế định cơ chế rõ ràng cụ thể để bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng, theo đó đại biểu đề nghị xem xét bổ sung quy định cơ chế bảo vệ khách hàng rõ ràng cụ thể, trong đó cần quy định một chương riêng để bảo vệ khách hàng trong quan hệ với các tổ chức tín dụng.

Về bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại điều 10 thời gian vừa qua nhiều tranh chấp xảy ra giữa cá nhân tổ chức có hoạt động vay vốn ngân hàng gửi tiết kiệm và sử dụng các dịch vụ với các tổ chức tín dụng nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, thực tế có tình trạng các tổ chức tín dụng sử dụng hợp đồng cấp tín dụng không rõ ràng, không minh bạch thông tin về lãi suất mức phí lãi phạt là loại hình mục đích sản phẩm nhiều trường hợp khách hàng không đọc kĩ hợp đồng do nhiều thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu dẫn đến thiệt thòi quyền lợi khi có tranh chấp xảy ra.

Có tình trạng khách hàng, nhất là các khách lớn tuổi đến ngân hàng gửi tiết kiệm nhưng được tư vấn mua hợp đồng bảo hiểm Mua trái phiếu, doanh nghiệp ngân hàng thương mại cung cấp hợp đồng cấp tín dụng cho khách hàng kèm hợp đồng bảo hiểm và xem đây là điều kiện để giải ngân. Tuy nhiên, tại điều 10 dự thảo luật chưa chế định cơ chế rõ ràng cụ thể để bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng, theo đó đại biểu đề nghị xem xét bổ sung quy định cơ chế bảo vệ khách hàng rõ ràng cụ thể, trong đó cần quy định một chương riêng để bảo vệ khách hàng trong quan hệ với các tổ chức tín dụng.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

 

Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số