Luật phòng, chống mua bán người là yêu cầu cấp thiết

Cũng trong sáng 18/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) vào Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 nhằm khắc phục hạn chế, khó khăn hiện nay, bảo đảm đáp ứng tốt hơn yêu cầu đẩy mạnh phòng, chống mua bán người trong thời gian tới.

 Phát biểu ý kiến về Luật Phòng, chống mua bán người, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga bày tỏ đồng tình về sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011. Qua hơn 10 năm thi hành, Luật đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhận bị mua bán và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình thực thi luật cũng đã bộc lộ một số tồn tại, khó khăn, bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung. Ủy ban Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục bổ sung ý kiến của Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là cơ quan được giao nhiệm vụ tuyên truyền trong công tác phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em, và một số bộ, ngành, địa phương khác có liên quan. 

Khánh An -

Anh Đức -

Vũ Hiếu