Quy định cắt, điện nước trong dự thảo Luật Thủ đô: Cần cân nhắc tính hợp lý

Thảo luận về Dự án luật Thủ đô sửa đổi, các ý kiến đại biểu cơ bản tán thành với tờ trình và thẩm tra dự Luật thủ đô. Tuy nhiên đại biểu cũng đề nghị cân nhắc một số quy định nhằm bảo đảm tính khả thi như quy định về cắt điện nước Đối với chính sách thu hút nhân tài đại biểu cũng đề nghị cần có quy định cụ thể.

Bà VŨ THỊ LƯU MAI; Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: "Ngừng cấp điện, nước cho những cơ sở mà không đảm bảo cái quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy thì cá nhân tôi thì vừa nghe thì cũng nghĩ rằng là chúng ta có biện pháp là đúng thế. Tuy nhiên thì chúng ta cũng phải hiểu rằng là những cái cơ sở ở những cái cơ, cái chung cư như vậy thì nơi đấy thì sống rất nhiều người dân và có người già, có trẻ em và cái việc mà ngừng cung cấp điện, nước thì nó có thực sự là hợp lý hay không. Cá nhân tôi nghĩ rằng chúng ta có rất nhiều biện pháp để xử lý, nhưng nếu mà chúng ta cắt điện, cắt nước của cả một cái cái khu vực như vậy thì sẽ tác động đến đời sống của người dân thì cũng cần cần phải cân nhắc cái tính hợp lý."

Bà TRẦN THỊ THU ĐÔNG; Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu: "Các nội dung của Dự thảo mới chỉ đề cập sơ lược về tuyển dụng, thu hút nhân tài mà chưa quy định về các cách thức sử dụng nhân tài sau khi được tuyển dụng. Tình trạng ứng viên có tài năng được tuyển dụng nhưng không có môi trường phù hợp để vận dụng năng lực, cơ chế xin - cho, điều kiện thủ tục đề nghị cấp phép các hoạt động/đề án/đề tài rườm rà, thiếu cơ chế tự làm - tự chịu trách nhiệm,… đã dẫn đến tâm lí chán nản ở không ít cán bộ, công chức trong thời gian vừa qua khiến họ sẵn sàng rời khu vực công. Theo thống kê của Bộ Nội vụ, có khoảng 40.000 công chức, viên chức rời khỏi khu vực công trong chưa đầy 3 năm gần đây."

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam