Tranh luận việc coi Grab, Gojek, Be... là doanh nghiệp vận tải hay không

Trước đây hơn 5 năm, vụ taxi Vinasun kiện Grab phải bồi thường thiệt hại đến 42 tỷ đồng do vi phạm đề án 24 của Bộ GTVT đã gây náo loạn thị trường vận tải. Nguồn cơn là do Vinasun cáo buộc Grab đăng kí ngành nghề ứng công nghệ thông tin hỗ trợ quản lý và kết nối vận tải nhưng thực tế lại hoạt động như doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Vụ kiện ròng rã 2 năm và cuối cùng, TAND Cấp cao giữ nguyên phán quyết của cấp sơ thẩm, buộc Grab bồi thường 4,8 tỷ đồng cho "một phần thiệt hại" của Vinasun.

Đến thời điểm này, khi Quốc hội thảo luận Dự án luận Luật Đường bộ, việc các hãng gọi xe công nghệ như Grab, Gojek, Be,… tiếp tục được quy định là loại hình hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô thu hút được sự tranh luận sôi nổi. Một số đại biểu Quốc hội cho rằng: Quy định như vậy không đúng với bản chất kinh doanh của các hãng công nghệ.

Để định danh doanh nghiệp kinh doanh vận tải, Dự thảo Luật Đường bộ đang sử dụng 2 tiêu chí: Điều hành phương tiện lái xe hoặc quyết định giá cước để nhằm mục đích sinh lợi. Các đại biểu Quốc hội cho rằng: Vô hình chung, quy định này sẽ khiến doanh nghiệp cung cấp ứng dụng phần mềm kết nối hành khách và tài xế bị định danh là doanh nghiệp vận tải.

Trước đó, báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Quốc phòng và an ninh đề nghị nghiên cứu, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng chủ thể để có các cơ chế quản lý phù hợp đối với hai nhóm: nhóm chủ thể trực tiếp quản lý phương tiện vận tải, lái xe… và nhóm chủ thể tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ để bảo đảm công bằng giữa các loại hình kinh doanh, phù hợp với công tác quản lý, thực tiễn và chủ trương của Đảng về phát triển CNTT.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!