Cân nhắc bắt buộc niêm yết công khai báo cáo tài chính

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, chiều 15/1 Quốc hội tiến hành thảo luận về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Góp ý vào điểm a, khoản 2, Điều 159 về biện pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng được can thiệp sớm, đại biểu Phạm Đức Ấn - Đoàn ĐBQH Thành phố Hà Nội cho rằng, quy định như dự thảo là phù hợp, nhưng bản chất tín dụng nếu hạch toán đầy đủ về dự phòng sẽ bị lỗ. Tuy nhiên, tại khoản cuối khoản 2 Điều 159 quy định phải thuyết minh rõ trong dự phòng rủi ro, bao gồm cả báo cáo tài chính phải niêm yết công khai theo quy định của pháp luật liên quan. Đại biểu cho rằng, quy định như vậy chưa phù hợp với thực tiễn, cần nghiên cứu, rà soát đảm bảo tính khả thi.

Về quyết định can thiệp sớm của Ngân hàng Nhà nước, có ban hành văn bản hay không, đại biểu thống nhất với ý kiến của đại biểu Lã Thanh Tân – Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng, không nên đặt vấn đề ra quyết định và rút quyết định đó.

Liên quan đến Chương XII về xử lý nợ xấu tại sản đảm bảo, đại biểu cho rằng, việc duy trì cơ chế chính sách theo Nghị quyết 42 và tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu là cần thiết; cũng cần phải xem xét bởi vì thu hồi này không phải tạo ra đặc quyền đặc lợi cho gì cho tổ chức tín dụng mà việc thu giữ theo nghị quyết để đảm bảo là quyền lợi chung mang tính xã hội nhiều hơn.

Ngoài ra, đối với vấn đề hoạt động đại lý bảo hiểm của ngân hàng, đại biểu đồng tình với giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đưa vào quy định: thực hiện theo quy định của pháp luật bảo hiểm và phù hợp với quy định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.

Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết!