Chuyển đổi xanh đề ứng phó với thuế carbon của EU từ 2026

Theo cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của Liên minh Châu Âu gọi tắt là CBAM, kể từ năm 2026, EU sẽ đánh thuế carbon hàng hóa nhập khẩu dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính. Cơ chế này sẽ tác động như thế nào tới hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam. Đây lại nội dung được bàn thảo tại Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt nam 2023 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” do Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương tổ chức sáng nay tại Hà Nội.

Theo ước tính, 13,8% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ chịu tác động từ cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của Liên minh Châu Âu - CBAM. Tác động sẽ tập trung vào 4 ngành gồm: phân bón, sắt và thép, nhôm, hóa chất. Đặc biệt ngành sắt và thép sẽ chịu tác động mạnh nhất khi là ngành xuất khẩu lớn nhất của Việt nam vào EU.

Bắt đầu từ tháng 1/2024, các hàng hóa xuất khẩu sang EU thuộc danh mục điều chỉnh bởi CBAM sẽ phải có báo cáo về phát thải. Đến 2026, các hàng hóa này sẽ phải chịu thuế carbon với mức 86usd/tấn phát thải. Đây là thách thức lớn, tuy nhiên cũng có thể là cơ hội nếu các doanh nghiệp xuất khẩu VN có phương án chuyển đổi linh hoạt.

Dưới áp lực của CBAM, một số ý tưởng đáng chú ý về chuyển đổi xanh của doanh nghiệp thép đã được tluận tại diễn đàn như: sản xuất điện từ hồ thủy lợi phục vụ sản xuất thép; trồng tre để lấy tín chỉ carbon hay sản xuất nhiên liệu sinh khối từ tre… 

Xuân Tiến -

Việt Hà