Tình trạng cán bộ nhà nước cấu kết với doanh nghiệp để tham nhũng còn diễn ra nhiều

Trong năm 2023, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh, với nhiều đổi mới, đạt được những kết quả tích cực; nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được phát hiện, xử lý nghiêm minh.

Tuy nhiên tham nhũng còn diễn biến phức tạp, việc thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn có những hạn chế và đều là những hạn chế không mới, đã tồn tại kéo dài qua nhiều năm nhưng chưa có nhiều chuyển biến. Đây cũng là nhận định của các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến vào báo cáo công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Chính phủ tại phiên họp thứ 26 UBTVQH sáng 13/9.

Báo cáo của Chính phủ cũng nêu ra một số những tồn tại, hạn chế, đặc biệt trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, ví dụ tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, làm việc cầm chừng, không dám làm, hiệu quả công việc còn thấp. Quy định của pháp luật trên một số lĩnh vực còn sơ hở, bất cập chậm được sửa đổi, bổ sung. Đây là những tồn tại, hạn chế nhưng chúng tôi nghĩ đồng thời là những nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, tiêu cực. Trong báo cáo cũng chưa đề ra được những giải pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại, hạn chế cũng như những nguyên nhân này.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam cũng tiếp thu các ý kiến về tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm trong việc thực thi nhiệm vụ phòng chống tham nhũng; cho biết thêm, hiện nay Thanh tra Chính phủ là cơ quan thường trực đã xây dựng, hoàn thiện xong chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 và kế hoạch thực thi Công ước Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng và đã trình Chính phủ, sẽ sớm ban hành trong thời gian tới.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam